Hồi 104 : Khổng Minh chết, còn trừ Ngụy Diên Ngụy Chúa đày dân cất đền đài


Hồi 104 : Khổng Minh chết, còn trừ Ngụy Diên Ngụy Chúa đày dân cất đền đài
Dương Nghi nghe quân báo phía trước sạn đạo bị lửa bốc, lại có một đạo binh chặn đường thì cả kinh, bèn nói với chư tướng : 
- Chắc là Ngụy Diên tạo phản đón đường cướp linh cữu Thừa Tướng ?
 
Phí Vĩ nói :
 
- Nếu y đốt Sạn đạo ắt có làm biểu dâng Thiên Tử, vu cho bọn ta làm phản. Vậy một mặt phải đối địch với y, một mặt phải tâu với Thiên Tớ cho rõ .
Dương Nghi nghe theo, bèn sai Khương Duy đi chống Ngụy Diên.
Mặt khác viết biểu sai người về dâng Hậu chúa.
Còn Hậu chúa, ở tại Thành đô, đêm ngủ chẳng an, lại chiêm bao thấy núi Cẩm Bình đổ xuống, trong lòng thất kinh, bèn kêu Tiêu Châu vào hỏi.
 
Châu thưa :
 
- Ðó là điềm chẳng lành .
 
Cách vài ngày sau được tin Khổng Minh chết.
 
Ðang khóc thương chẳng cùng bỗng nhận được biểu của Ngụy Diên tâu :
 
- Bọn Dương Nghi tạo phản cướp linh cữu của Thừa Tướng, rồi dẫn giặc vào nước .
Hậu Chúa còn đang bối rối thì lại có biểu của Dương Nghi tâu :
- Ngụy Diên làm phản, đốt Sạn đạo, cướp linh cữu Thừa Tướng, chiếm Hớn Trung .
Hậu Chúa không phân biệt phải trái, bèn nhóm quân thần lại bàn luận, Ðổng Doãn tâu :
 
- Thừa Tướng thác cô, giao việc lại cho Dương Nghi, không lẽ Dương Nghi tạo phản. Tôi chắc Ngụy Diên có ý chi đây. Xin Bệ Hạ xét lại .
 
Tưởng Uyển nói :
 
- Thừa Tướng xưa thường nghi Ngụy Diên lắm, ắt đã có di kế cho Dương Nghi. Xin Bệ Hạ chớ lo !
 
Ðang bàn luận thì Phí Vĩ về thuật hết chuyện Ngụy Diên tạo phản.
 
Hậu Chúa nói :
 
- Tuy biết Ngụy Diên tà tâm, nhưng cũng nên khuyên giải và triệu y về .
 
Rồi sai Ðổng Doãn lãnh mạng.
Còn Ngụy Diên, sau khi đốt Sạn đạo , dẫn binh chiếm Nam Cốc.
Không dè Khương Duy và Dương Nghi lén theo phía sau Nam Cốc mà qua.
 
Diên bàn với Mã Ðại :
 
- Tôi tính qua đầu Ngụy được chăng ?
 
Mã Ðại nói :
 
- Không nên ? Tôi thấy tướng quân trí dũng có thừa. Nội đất Thục này ai dám ra cự lại. Vậy hãy lấy Hớn Trung trước rồi sẽ kéo về Thành Ðô thì làm gì chẳng nên việc lớn .
 
Ngụy Diên cả mừng, nội đêm kéo đến lấy thành Nam Trình.
Khương Duy đứng trên thành thấy Ngụy Diên thì nói với Dương Nghi :
 
- Diên anh dũng, lại có Mã Ðại nữa. Vậy phải lo kế mà trừ chúng .
 
Dương Nghi nói :
 
- Thừa Tướng có để lại cho tôi một cẩm nang dặn lúc nào đối địch với Ngụy Diên thì mỡ ra xem, Vậy hãy ra đối địch rồi xé cẩm nang để theo đó mà làm .
Khương Duy vừa ra khỏi thành, Ngụy Diên bèn chỉ mặt nói :
- Ngươi không mắc chi mà xen vào việc này. Hãy kêu Dương Nghi đến đây chịu tội .
Khương Duy bèn vào kêu Dương Nghi ra trước trận.
 
Nghi mở cầm nang ra xem thấy Khổng Minh dặn làm như vầy... như vầy...
Dương. Nghi cả mừng, kêu Ngụy Diên mà nói :
 
- Lúc Thừa Tướng còn sống nói ngươi có cái phản cốt sau lưng, ắt là phản phúc. Vậy nếu ngươi la lớn ba tiếng :
 
- Ai dám chém ta , ta sẽ giao hết Hớn Trung cho ngươi.
 
Ngụy Diên cả cười mà rằng :
 
- Dầu ta có la một trăm tiếng đi nữa ai dám làm gì ta ?
 
Nói rồi bèn gát thương trên yên ngựa, rồi la lớn :
 
- Ai dám chém ta ! .
Chưa dứt lời thì đã có người ở sau bước ra ứng tiếng :
 
- Ta dám chém ngươi .
 
Vừa nói vừa hươi đao chém Diên bay đầu. Ai nấy xem lại thì ra đó là Mã Ðại.
 
Giết Diên xong, tướng sĩ đều phò linh cữu Khổng Minh về tới Thành Ðô.
 
Hậu Chúa truyền đưa linh cữu vào phủ Thừa Tướng, con trai Khổng Minh là Gia Cát Chiêm thủ hiếu cư tang.
Hậu Chúa về triều, Dương Nghi tạ tội.
 
Hậu Chúa nói :
 
- Khanh đã phò được linh cữu Thừa Tướng , lại lui binh trọn vẹn . Ðó là công lớn đâu phải tội .
 
Nói xong bèn phong cho Mã Ðại thế chức Ngụy Diên, phong Dương Nghi làm Trung Quân Sư.
Phí Vĩ tâu :
 
- Khi thác Thừa Tướng có dạy chôn nơi Ðịnh Quan San .
 
Hậu Chúa nghe theo, mai táng tại Ðịnh Quan San phong hàm ân cho Khổng Minh làm Trung Võ Hầu, khiến lập miếu nơi Miêu Dương để bốn mùa tế hưởng.
Bỗng có tin nơi Bạch Ðế thành chạy về báo Ðông Ngô sai Toàn Trung dẫn binh đồn nơi Ba Khâu chẳng hiểu có ý gì. Hậu Chúa cả kinh, triệu quần than lại hỏi.
 
Tưởng Uyên tâu :
- Xin hãy khiến Trương Ngưng, Vương Bình đến đóng nơi Bạch Ðế thành ngăn ngừa , rồi sai người đến Ðông Ngô nhân dịp báo tang và do thám .
Hậu Chúa y kế .
Tống Du xin lãnh mạng đến Ðông Ngô.
Ðến Ðông Ngô, Tống Du vào ra mắt Tôn Quuyền, thấy các quan hai bên đều mặc áo trắng.
 
Tôn Quyền sắc diện chẳng vui, lại hỏi Tống Du :
 
- Ngô với Thục đã là một nhà cớ sao Hậu Chúa còn đóng binh nơi Bạch Ðế thành làm gì ?
 
Tống Du thưa :
 
- Ðông Ngô thêm binh tại Ba Khâu, còn Tây Thục với Ðế Thành, ấy cũng bởi thời thế mà thôi .
Tôn Quyền cả cười nói :
- Trẫm thấy Thừa Tướng vừa lâm chung, sợ binh Ngụy thừa cơ hại Thục nên phải đồn binh nơi Ba Khâu, chứ chẳng có ý chi hết . Lại bẻ một mũi tên mà thề :
 
- Nếu Trẫm phụ lời minh ước thì con cháu Trẫm phải diệt vong .
 
Sau đó, sai sứ đem lễ vật vào Tây Xuyên điếu tế .
Tống Du về tâu tự sự cùng Hậu chúa. Hậu chúa cả mừng, phong cho Tưởng Uyển làm Thừa Tướng , Phí Vĩ làm Thượng Thơ, Ngô Ý làm Xa Kỵ , Khương Duy làm Phù Hớn Ðại tướng quân, thống lãnh binh mã .
Còn Dương Nghi bấy lâu theo Thừa Tướng mà chức lại nhỏ hơn Tưởng Uyển thì cả bực dùng lời lỗ mãng mà khi Vua .
Hậu chúa nghe được bèn giáng chỉ đuổi xuống làm dân thứ .
Dương Nghi bèn tự vận mà chết.

Ngụy chúa từ lúc Khổng Minh chết thì hết lo việc Tây Thục nữa bèn dạy Tư Mã Ý làm Thái úy, quản thủ binh mã trấn giữ biên cương.
 
Tào Tuấn lo xây cất cung điện, lập Sùng Hoa điện, Thanh Tiêu Các, Phụng Hoàng lầu và đào Cửu Long Trì .
Lại bắt dân gian phải gánh đất trồng cây . Tiếng oán than thấu trời .
 
Ðền đài lập xong, Tào Tuấn lại truyền khắp trong dân chúng chọn mỹ nữ thật đẹp để trong vườn Thượng Lâm.
Còn Hoàng hậu của Tào Tuấn là Mao Thị người Hà Nam, lúc nhỏ Tào Tuấn rất sủng ái, đến khi lên ngôi lại lấy Quách phu nhơn làm thứ phi Quách phu nhơn vừa đẹp vừa khôn, nên làm Tào Tuấn lạt lẽo với Mao Thị .
Mao Thị buồn, can gián nhiều lần, Tào Tuấn chẳng nghe còn hạ chiếu bắt phải tự vận.
 
Sau đó Tào Tuấn phong Quách phu nhơn làm Hoàng hậu .
Ðêm kia, đang nằm trong cung , bỗng thay một trận âm phong làm đèn đuốc tắt hết, Mao Hoàng hậu hiện lên đòi mạng.